Xây dựng nhà ở cần những giấy tờ gì? Xin giấy phép ở đâu?

Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn xin cấp phép xây dựng nhà thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ theo quy định. Nhiều người hay tự hỏi về việc xây nhà cần những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi về vấn đề trên một cách chính xác và nhanh nhất.

Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp (ngoại trừ một số trường hợp). Giấy phép xây dựng (GPXD) đó là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời một công trình nào đó ví dụ như nhà ở. Trong khi đó, Nghị định 53/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 08/05/2017. Đã quy định rõ 12 loại giấy tờ đất đại hợp pháp để được cấp giấy phép xây dựng nhà.

Xây dựng nhà ở cần những giấy tờ gì? Xin giấy phép ở đâu?

Theo đó, nếu muốn xin cấp giấy phép xây nhà, người xin cấp phép cần có một trong các loại giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987; Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001; Luật Đất đai năm 2003.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994, Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994.

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh Nhà ở năm 1991; Luật Nhà ở năm 2005; Nghị định 81/2001/NĐ-CP; Nghị định 95/2005/NĐ-CP….

– Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.

– Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/07/2004 nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được UBND cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định.

– Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

– Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai.

– Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định…

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế nêu trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu đã nêu, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Hồ sơ nộp tại UBND cấp huyện. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và thời gian không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Văn bản giấy tờ cần chuẩn bị

Các loại văn bản, giấy tờ hợp pháp làm căn cứ để cấp Giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP bao gồm những giấy tờ sau đây:

1. Cần chuẩn bị về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – điều đầu tiên cần lưu ý.

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở.

3. Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của chủ nhà.

4. Giấy tờ báo cáo kê khai, rà soát về hiện trạng sử dụng đất đai.

5.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Trường hợp, nếu không có có thể thay thế thành văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, cột ăng ten, hay trạm viễn thông tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và đặc biệt là không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.

6. Giấy tờ về đất đai đối với những trường hợp được nhà nước giao đất hoặc là cho thuê đất để sử dụng.

7. Giấy tờ xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa hoặc các danh lam thắng cảnh đối với những trường hợp cấp phép xây dựng để thực hiện việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, di dời các công trình lịch sử – văn hóa, danh lanh thắng cảnh.

8.Chuẩn bị về hợp đồng thuê đất đai.

9. Những giấy tờ văn bản của cơ quan nhà nước cho phép chủ đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất đai.

10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình với người quản lý và sử dụng công trình giao thông. Hoặc là văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với những công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất cho giao thông theo quy định pháp luật và nhà nước ban hành.

11. Giấy tờ, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.

12. Giấy tờ, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo đề nghị của cơ quan được cấp phép thực thi xây dựng.

Các loại giấy tờ khác

Xây dựng nhà ở cần những giấy tờ gì? Xin giấy phép ở đâu?

Tiếp đến, về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ theo Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 bao gồm những giấy tờ sau:

Thứ nhất, đơn đề nghị cho phép cấp giấy phép xây dựng.

Thứ hai, bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật, nhà nước.

Thứ ba, bản vẽ chính thiết kế xây dựng.

Thứ tư, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề thì đặc biệt lưu ý phải có bản cam kết đảm bảo rằng nó an toàn đối với công trình liền kề, không để xảy ra những nguy hại đáng tiếc.

Một số lưu ý về việc chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi tiến hành xây nhà

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở tùy theo yêu cầu và thực tế ở từng địa phương đó. Trong đó, có thể là chủ nhà cam kết đơn phương (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi chủ nhà sinh sống. Hoặc phải có bản cam kết có chữ ký của chủ nhà với chủ nhà hàng xóm và những công trình liền kề đó.

Xây dựng nhà ở cần những giấy tờ gì? Xin giấy phép ở đâu?

Những lưu ý về việc chuẩn bị giấy tờ khi xây nhà

Chủ nhà được phép tự thiết kế đối với vấn đề về thiết kế xây dựng nhà ở. Đối với những nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m. Tuy nhiên, bản vẽ thiết kế đó phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chủ nhà phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về chất lượng bản vẽ thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh nơi sinh sống và an toàn của các công trình liền kề với nó.

Ngoài ra, đối với nhà ở với quy mô như trên. Chủ nhà cũng sẽ được tự mình tổ chức thi công xây dựng. Nhưng chủ nhà phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề an toàn xây dựng và về tác động của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh nơi sinh sống cũng như vấn đề an toàn của các công trình liền kề với nó.

Như vậy, nếu xây một ngôi nhà mới hoàn toàn thì chủ nhà cần phải thực hiện thủ tục để xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó phải lưu ý có bản cam kết đảm bảo rằng nó an toàn đối với công trình lân cận và môi trường xung quanh nơi sinh sống. Ngoài ra, chủ nhà cần phải tuân thủ những quy định về việc khảo sát xây dựng, quy định về thiết kế xây dựng và vấn đề tổ chức thi công xây dựng do quy định ban hành.

 

>>> Xem thêm:

Thông tin Hayhomes
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0