Tỷ phú Larry Ellison “Bố già” làng công nghệ lập nghiệp từ tay trắng
Tỷ phú Larry Ellison là doanh nhân nổi tiếng với việc thành lập tập đoàn công nghệ Oracle. Ông là người được mệnh danh “bố già” làng công nghệ với những thành tích đáng ngưỡng mộ của mình, ông là tỷ phú công nghệ giàu thứ 7 thế giới, là người quyết đoán, không bao giờ nhân nhượng đối thủ hay sợ nuôi các nhân tài phản loạn.
Larry Ellison là nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Oracle, một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Từ một sinh viên phải bỏ học hai lần vì không đủ khả năng chi trả học phí, sau 40 năm gây dựng công ty, Larry Ellison trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất trong giới công nghệ. Ở tuổi 75, ông là tỷ phú giàu thứ 7 thế giới với khối tài sản 67,1 tỷ USD.
Tiểu sử của tỷ phú Larry Ellison
Tỷ phú Larry Ellison có tên đầy đủ là Lawrence Joseph Ellison, sinh ngày 17/08/1944. Ông là trùm tư bản người Mỹ, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Oracle. Tập đoàn của ông nổi tiếng về cung cấp các phần mềm quản trị. Bên cạnh việc là một nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng, Larry còn là một nhà từ thiện đáng kính.
Larry Ellison trở nên nổi tiếng, gặt hái được nhiều thành công nhờ việc nắm bắt công nghệ Internet từ rất sớm. Tập đoàn Oracle là tổ chức tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm tương thích với các công nghệ World Wide Wed, giúp công ty có sự phát triển thần tốc. Tính đến tháng 3 năm 2019, ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 3 nước Mỹ, thứ 6 thế giới.
Tuổi thơ
Ellison sinh ra trong một gia đình bình dân tại New York, với cha là phi công thuộc không quan Mỹ. Khi vừa 9 tháng tuổi, do bị viêm phổi ông đã được mẹ gửi đến nhà cô chú để làm con nuôi. Đến tận năm 48 tuổi ông mới có thể gặp lại mẹ ruột của mình.
Ông tốt nghiệp trường phổ thông Eugene Field ở Chicago vào năm 1958. Mặc dù là một học sinh thông minh nhưng Ellison thường hay mất tập trung. Vì vậy, ông liên tục chuyển trường học cho đến năm 1966, khi lần đầu được tiếp cận với thiết kế máy tính đã khơi gợi sự đam mê công nghệ trong ông.
Quá trình xây dựng sự nghiệp của Larry Ellison
Vượt khó lập nghiệp từ hai bàn tay trắng
Khi bắt đầu tiếp cận với ngành thiết kế máy tính năm 1966, Ellison đã có khoảng 8 năm trải qua nhiều công việc khác nhau để học tập kiến thức về công nghệ. Những công việc ông làm đều liên quan đến kỹ năng vi tính và lập trình như: lập trình viên, kỹ thuật viên tại nhiều doanh nghiệp khác nhau. Trong quá trình làm lập trình viên cho công ty sản xuất máy tính Amdahl, Ellison đã tham gia vào nhóm xây dựng cơ sở dữ liệu IBM Systern R.
Sau đó, ông làm việc tại công ty điện máy Ampex, nơi đang có hợp đồng xây dựng kho dữ liệu thông tin cho CIA với mã hiệu “Oracle”. Nhờ những dấu ấn khó quên khi làm việc tại đây, đã khiến ông sử dụng tên Oracle cho tập đoàn của mình sau này.
Năm 1977, Ellison đã cùng cộng sự Bob Miner và Ed Oates thành lập công ty quản lý cơ sở dữ liệu có tên là Software Development Laboratories với số vốn ban đầu 2.000 USD. Trong tổng số vốn đầu tư lúc đó có đến 1.200 USD là tiền túi của một mình ông bỏ ra để đầu tư xây dựng công ty.
Hướng đi đúng đắn dẫn đến thành công
Năm 1979, công ty của Ellison được đổi tên thành Ralational Software Inc.. Một năm sau đó, công ty của Ellison chỉ có 8 nhân viên bao gồm cả ông và 2 người bạn, doanh thu khi đó thấp hơn 1 triệu USD/năm.
Phiên bản đầu tiên của cơ sở dữ liệu do công ty của tỉ phú Larry Ellison tạo ra có tên Orcale version 2. Đến năm 1982, công ty đổi tên thành Oracle Systems Corp. sau khi ra mắt sản phẩm chủ đạo Oracle 2 của mình và cái tên đó đã duy trì cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay. Năm 1986, Oracle lần đầu phát hành cổ phiếu, đưa doanh thu của công ty đat mốc 55 triệu USD.
Công ty của Larry Ellison có hướng phát triển chịu nhiều sự ảnh hưởng của học thuyết Edgar F Codd – nhà khoa học máy tính nổi tiếng thuộc IBM. Vào những năm 70, học thuyết này mang tính cách mạng lớn làm thay đổi bộ mặt phát triển của ngành công nghệ thế giới. Vì vậy, đã giúp công ty của Ellison không ngừng lớn mạnh, trở thành tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới.
Mạnh mẽ khôi phục công ty trên bờ vực phá sản
Nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công khiến Oracle đối mặt với nhiều sự cạnh tranh, thách thức từ phía đối thủ. Năm 1990, tập đoàn Oracle rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, phải sa thải 10% nhân viên. Nguyên nhân lớn nhất đến từ việc lãnh đạo thiếu kinh nghiệm quản lý, vận hành một doanh nghiệp.
Thậm chí công ty còn rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đứng trước bờ vực phá sản. Nhưng với bản lĩnh của người thuyền trưởng giỏi với bộ não nhạy bén đã giúp Ellison thành công khôi phục lại công ty. Ông đã có một cuộc “thay máu” mạnh mẽ và toàn diện cho Oracle.
Lần đầu tiên, ông giao việc quản lý kinh doanh cho các chuyên gia, và chuyển trọng tâm sang phát triển sản phẩm. Một phiên bản mới của cơ sở dữ liệu Oracle 7 phát hành vào năm 1992, đã “càn quét” thị trường phần mềm quản trị. Chỉ 2 năm, cổ phiếu của công ty đã tăng trở lại. Năm 2014, tập đoàn Oracle có hơn 130.000 nhân viên, mức vốn hóa của tập đoàn vào khoảng 180 tỷ đô la. Oracle cũng dẫn đầu thế giới về lĩnh vực cơ sở dữ liệu.
Mặc dù cuộc cạnh tranh giữa Oracle, IBM và Microsoft diễn ra vô cùng khốc liệt nhưng Larry Ellison luôn biết cách để giữ vững vị thế của Oracle trong nhiều năm. Hiện nay, Oracle vẫn làm một trong những công ty phần mềm cơ sở dữ liệu thông dụng trên toàn thế giới.
Khối tài sản của tỷ phú Larry Ellison
Ellison sở hữu số lượng lớn cổ phiếu của tập đoàn Oracle trong tay, điều này giúp khối tài sản của ông không ngừng tăng cao. Năm 2017, ông được tạp chí Forbes xếp hạng giàu thứ 4 thế giới về công nghệ. Tính đến tháng 6 năm 2020, ông có tổng giá trị tài sản lên đến 66.8 tỷ USD, xếp thứ 7 thế giới.
Dù là một tỷ phú với khối sản đồ sộ, nhưng không vì thế mà Ellison ngừng việc đầu tư. Cho đến hiện nay, ông vẫn dốc sức phát triển trong lĩnh vực công nghệ . Bên cạnh đó, ông còn chăm chỉ làm từ thiện cộng đồng.
Một vài chia sẻ của Pandey-cựu nhân viên của Oracle và hiện là CEO của công ty công nghệ Nutanix về những điều ông đã học được từ tỷ phú Larry Ellison:
1. Không nhân nhượng đối thủ
Larry Ellison được xem là thủ lĩnh mạnh mẽ nhất của Oracle, bởi ông thường không ngần ngại đe dọa, chê bai đối thủ công khai trên các phương tiện truyền thông, thậm chí kiện đối thủ ra tòa. Larry từng khởi xướng một vụ kiện lớn với Google, cáo buộc công ty này sử dụng trái phép Java, phần mềm do Oracle tạo nên khi phát triển và xây dựng Android.
Vào năm 2013, trong cuộc đối thoại với các nhà phân tích của tờ Wall Street, Larry Ellison tự tin khẳng định rằng Oracle đang làm tốt hơn đối thủ SAP và Workday rất nhiều, đồng thời cho biết mảng điện toán đám mây của Oracle trị giá tầm 1 tỷ USD, lớn hơn cả SAP và Workday cộng lại.
Trong năm 2015, tại hội thảo công nghệ của hãng tại San Francisco, Larry lại tự tin phát biểu: “IBM và SAP là hai đối thủ nặng ký nhất, nhưng giờ chúng tôi không còn để ý đến họ nữa”.
2. Chiến đấu đến cùng
Oracle dưới sự quản lý của Larry Ellison từng thực hiện một trong những vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử công nghệ khi chi 10,3 tỷ USD mua lại PeopleSoft. Tuy nhiên Bộ Tư pháp ở Mỹ đã gửi đơn kiện dân sự theo Luật Chống độc quyền nhằm ngăn cản Oracle mua lại đối thủ kinh doanh. 7 bang ở Mỹ đã tham gia vụ kiện và khẳng định vụ sáp nhập này sẽ phá vỡ thế cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp.
Trước tình hình căng thẳng đó, Lary Ellison vẫn không ngần ngại chống lại những cáo buộc trên. Trải qua 18 tháng đàm phán gay go, cuối cùng Oracle đã giành chiến thắng và thành công mua lại Peoplesoft với giá 10,3 tỷ USD.
3. Không ngại bồi dưỡng những nhân tài ‘nổi loạn’
Theo Pandey, Larry không bao giờ muốn ở xung quanh những người chỉ biết nói “đồng ý”. Những nhà điều hành nổi tiếng trong giới công nghệ bao gồm Marc Benioff của Salesforce, Tom Siebel của Siebel Systems, Craig Conway của PeopleSoft và cựu Chủ tịch HP Ray Lane đều từng là nhân viên ở Oracle và được Larry bồi dưỡng.
“Tất cả những nhân sự này cuối cùng đều trở thành đối thủ cạnh tranh với Oracle, nhưng nếu không có họ, Oracle sẽ không thể trở thành một Oracle mà chúng ta biết ngày hôm nay”, Pandey khẳng định.
Tất cả những nhân sự này cuối cùng đều trở thành đối thủ cạnh tranh với Oracle, nhưng nếu không có họ, Oracle sẽ không thể trở thành một Oracle mà chúng ta biết ngày hôm nay”, Pandey khẳng định.
4. Có mối liên kết chặt chẽ với nhân viên
“Khi công ty lớn mạnh, thật dễ dàng để ủy thác việc xây dựng mối quan hệ cho những người quản lý, rồi quản lý của quản lý. Điều này khiến cho rất nhiều chuyên gia, kỹ sư – những người xây dựng và sáng tạo sản phẩm cảm thấy mất đi tiếng nói”, Pandey nói.
Oracle từng có một đội ngũ với tên gọi “Oracle Red”, bao gồm các kỹ sư đã gắn bó hàng thập kỷ với công ty, Ellison biết cách gạt bỏ khoảng cách về cấp bậc để tiếp cận với những nhân tài trong công ty, đặc biệt là đội ngũ xây dựng và sáng tạo sản phẩm.
5. Hứng thú chinh phục những thị trường lớn và khó tính
Trung Quốc và Nhật Bản là hai trong số những thị trường khó tính nhất trong lĩnh vực công nghệ. Trong khi các đối thủ khác phải chật vật tìm cách vào những thị trường này, kể cả Microsoft thì Oracle của Larry Ellison đã nhanh chóng chinh phục và phát triển tại đây. Điển hình là vào năm 2000, ngay sau sự cố internet toàn cầu và khó khăn về tài chính tại Mỹ, chi nhánh Nhật Bản của Oracle vẫn huy động được 7,5 tỷ USD trên sàn chứng khoán Tokyo.
6. Sẵn sàng thay đổi chiến lược
Ellison từng thay đổi quan điểm rất nhiều lần, và lần gần đây nhất ông đã đưa sản phẩm của Oracle vào thị trường điện toán đám mây trong khi trước đó đã chê bai và gạt đi ý tưởng này.
Ông từng chuyển từ việc hỗ trợ hệ điều hành Unix sang Linux. Ông thậm chí còn hợp tác với Microsoft, đối thủ cạnh tranh lâu năm và củng cố lại mối quan hệ với CEO của Salesforce – Marc Benioff, khách hàng đồng thời là đối thủ lớn của Oracle.