Những lưu ý về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

Khi đời sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung thì ly hôn là một giải pháp tất yếu để giải phóng các bên khỏi những mâu thuẫn trong cuộc sống. Từ đó, các vấn đề pháp lý liên quan đến phân chia tài sản, quyền nuôi con chung của vợ chồng cũng được phát sinh khi tiến hành ly hôn. Việc phân chia tài sản khi ly hôn được thực hiện dựa trên thỏa thuận của các bên. Việc phân chia tài sản khi ly hôn được xác định dựa trên tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và nguyên tắc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật. Việc phân chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được pháp luật quy định rõ tại Luật Hôn nhân và gia đình.

Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn thuộc về bên đó. Trong trường hợp tài sản chung là quyền sử dụng đất, việc phân chia một số loại đất sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

1. Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên.

Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi, có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng…

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

Xem ảnh nguồn

2. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo thỏa thuận của vợ chồng, không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi, có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng…

4. Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình mà có tài sản khác chung với gia đình thì phần tài sản đó được chia như sau:

+ Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.

Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo nguyên tắc chia đôi, có tính đến các yếu tố như công sức đóng góp…

Nguồn Báo Lao Động

>>> Ai sẽ là người giữ sổ đỏ khi mua chung đất? – BĐS Hayhomes <<<

Thông tin Hayhomes
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0