Chuông gió phong thủy: rước lộc vào nhà
Không chỉ là vật trang trí, chuông gió phong thủy còn mang nhiều ý nghĩa liên quan đến tài lộc và may mắn.
Chuông gió phong thủy?
Chuông gió là sự kết hợp giữa chuông và gió để tạo ra những âm thanh trong trẻo, mang lại cảm giác bình yên, thoải mái cho người nghe âm thanh này.
Từ xưa, chuông gió được treo trước nhà như báo hiệu là có khách ghé chơi và theo quan niệm của người Á Đông, chuông gió được coi là một vật phong thủy quan trọng, biểu tượng cho sự may mắn. Nếu được bày trí đúng cách, sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ và các tahfnh viên trong gia đình.
Người xưa có quan niệm “động là sống, tĩnh là chết”, do đó những âm thành rộn ràng mà chuông gió tạo ra mang lại cảm giác đầy sức sống cho ngôi nhà và âm thanh của chuông gió mang ý nghĩa về điềm lành.
Theo phong thủy, chuông gió mang lại vận khí tốt, may mắn cũng như hóa giải được vận xui và tùy vào mục đích mà gia chủ muốn hướng đến để chọn vị trí treo chuông gió phù hợp, hợp với tuổi, hướng nhà.
Cách chọn chuông gió
Làm sao để chọn được chuông gió phù hợp để nó phát huy được nguồn năng lượng và mang đến tài lộc cho gia chủ?
Chọn vật liệu chuông gió theo hướng nhà: Nếu nhà có hướng Tây, Tây Bắc hoặc Bắc thì chuông gió thích hợp được làm bằng kim loại; nhà hướng Đông, Nam hoặc Đông Nam thì nên treo chuông gió bằng tre hoặc gỗ; nhà hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc thì nên chọn chuông gió làm bằng đất sét nung hoặc gốm sứ.
Chọn chuông gió theo số thanh: Âm thanh của chuông gió được phát ra bởi sự va chạm giữa thanh rỗng và thanh đặc. Theo quan niệm phong thủy, để xua đuổi tà khí và hút tài lộc cho ngồi nhà, gia chủ nên chọn thanh là 5,6 hoặc 8.
Chọn màu chuông gió theo tuổi mệnh: Ví dụ, nếu gia chủ mệnh Kim nên treo chuông bằng kim loại có màu vàng, trắng, ánh kim và tránh hồng, đỏ.
Mệnh Mộc nên chọn chuông bằng tre hoặc gỗ có màu nâu; người mệnh Thổ thích hợp với chuông gió làm bằng gốm, sứ, đá có màu vàng, hồng, đỏ, nâu đất và tránh xanh lá, xanh đen, đen
Lưu ý khi treo chuông gió
Tùy vào hướng nhà hay mệnh tuổi của gia chủ mà chọn cách treo chuôn gió cho phù hợp. Chẳng hạn:
Nếu phía trước nhà bị chắn bởi một ngôi nhà khác thì nên treo chuông gió ở vị trí lối vào cửa trước, trường hợp của trước đối diện đường thì nên treo chuông ở góc bên trái cửa để hóa giải vận khí dữ.
Nếu cửa sổ nhà đối diện với cửa sổ nhà hàng xóm thì nên treo chuông gió ở giữa cửa sổ có 5 hoặc 6 thanh để tiền của gia đình không bị nhà đối diện làm ảnh hưởng.
Nên treo chuông gió ở những vị trí có gió, ánh nắng để chuông phát ra âm thanh đều đặc. Ngược lại, không nên treo chuông gió ở nơi kín vì nó sẽ không làm chuông gió phát huy năng lượng tốt của mình và dễ tích tụ vận khí xấu. Ngoài ra, không nên treo chuông gió ở nhà vệ sinh cũng như ở nhà bếp.