Chỉ giới xây dựng là gì? Cách xem chỉ giới xây dựng đối với các công trình
Khi xây dựng công trình nói chung và nhà ở nói riêng cần phải biết thông tin về chỉ giới xây dựng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng. Vậy, chỉ giới xây dựng là gì và cách xem chỉ giới khi xây dựng công trình như thế nào, hãy cùng theo dõi bào viết dưới đây
Chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn được phép xây dựng công trình chính trên đất, là thông tin rất quan trọng nên chủ đầu tư (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) cần phải biết rõ trước khi khởi công công trình.
Khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định rõ như sau:
“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.
Vi phạm chỉ giới xây dựng bị xử phạt thế nào?
Đối với hành vi vi phạm của anh thì tại điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã quy định rõ như sau: Xây dựng công trình vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.
Vi phạm chỉ giới không được hợp thức hóa?
Đối với hành vi xây dựng không phép, trái phép mà chưa xây dựng xong thì có quy định về hợp thức hóa hành vi xây dựng không phép, trái phép đó (trong vòng 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng không phép hoặc đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với hành vi xây dựng trái phép).
Tuy nhiên, xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng thì không được hợp thức hóa. Nghĩa là buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm mà không được điều chỉnh. Nội dung này được quy định rõ tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:
“11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…….
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”.
Trong đó, công trình vi phạm chỉ giới xây dựng là hành vi vi phạm được quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Yêu cầu về kiến trúc đối với công trình
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTC quy định về các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường như sau:
– Các chi tiết kiến trúc của công trình do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc tại từng khu vực quy định.
– Trường hợp bị trùng với chỉ giới đường đỏ, các quy định chi tiết kiến trúc phải đảm bảo nguyên tắc sau: Không cản trở hoạt động giao thông tại lòng đường; đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động đi bộ trên vỉa hè; không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và nổi trên tuyến phố; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố, đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy;
– Trường hợp chỉ giới xây dựng không trùng với chỉ giới đường đỏ, phải đảm bảo nguyên tắc sau: Không có bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố, đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và hoạt động phương tiện chữa cháy.
Cách xem chỉ giới xây dựng
* Đối với công trình phải có giấy phép xây dựng
Đối với công trình trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng (nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đô thị và một số trường hợp tại khu vực nông thôn phải có giấy phép) thì xem chỉ giới xây dựng trong giấy phép xây dựng được cấp. Nói cách khác, không cần phải hỏi thông tin từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm: Tên công trình thuộc dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; chỉ giới đường đỏ,…
* Đối với công trình miễn giấy phép xây dựng
Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ yếu thuộc khu vực nông thôn và trên thực tế đa số khu vực này không cần quan tâm tới chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
Tuy nhiên, trường hợp chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân muốn xem thông tin về chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ để bảo đảm an toàn pháp lý trước khi xây dựng thì có một số cách sau:
– Hỏi thông tin tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình dự kiến được xây dựng.
– Hỏi trực tiếp công chức địa chính – xây dựng để có thông tin.
– Xin thông tin tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng (hộ gia đình, cá nhân hỏi Phòng Xây dựng thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
>>>Xem thêm bài viết: Shophouse là gì? Shophouse có được cấp sổ đỏ không? – BĐS Hayhomes