Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ba quốc gia có dự trữ tiền mặt và vàng lớn nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật và Thụy Sĩ.
Khi thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau (thảm họa khí hậu, đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng và bất ổn ngân hàng), các quốc gia có ít tài nguyên hơn đã dựa vào dự trữ ngoại hối để duy trì nền kinh tế của họ phát triển.
Vào năm 2020, trong đại dịch COVID-19, các chính phủ từ Belize đến Zambia đã sử dụng dự trữ tiền mặt và vàng của họ, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tới một nửa lượng dự trữ của mình.
Chính phủ của các quốc gia có nhiều dự trữ hơn sẽ có mạng lưới tài chính an toàn lớn hơn khi khủng hoảng xảy ra. Đây là những quốc gia đã khá giả về tài chính, chẳng hạn như Nhật Bản, Thụy Sĩ và Mỹ.
Trung Quốc có lượng dự trữ tiền mặt và vàng nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới: trị giá 3.430 tỉ USD, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và IMF.
Ngược lại, các quốc gia có dự trữ vàng và tiền mặt nhỏ nhất bao gồm Burundi, Samoa và nhiều quốc đảo khác. Dominica có lượng dự trữ ít nhất, trị giá 190,8 triệu USD.
Các nước nghèo hơn rơi vào tình huống thảm khốc khi gặp khủng hoảng.
Các quốc gia không ở trong tình trạng tồi tệ nhất vẫn có thể gặp rắc rối khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra. Ví dụ, Bolivia chỉ có đủ dự trữ tiền mặt để chi trả cho hàng nhập khẩu trong 3 tháng, khiến ngân hàng trung ương của nước này phải bán USD cho các cá nhân để tăng tỉ giá hối đoái.
Những quốc gia, vùng lãnh thổ có dự trữ tiền mặt và vàng lớn nhất thế giới