Thực tế này được đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TP.HCM) dẫn ra khi nói về khó khăn của nền kinh tế khi các doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động giảm thu nhập.
Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Theo đại biểu Tô Thị Bích Châu, người lao động tại TP.HCM và cả nước hiện mất việc rất nhiều. Bà Châu cũng dẫn chứng, ngay tại Q.1 rất sầm uất của TP.HCM đã có khoảng 30% cửa hiệu đóng cửa, “rất đáng lo ngại vì doanh nghiệp không chịu được chi phí, nhất là phí thuê mặt bằng”.
Cuối năm 2022, đầu năm 2023, từ số lượng công đoàn cơ sở giảm ở quận cho thấy số lượng doanh nghiệp đóng cửa, giải thể tăng lên đột biến
Đáng nói, việc hỗ trợ người lao động cũng rất khó, vì có những doanh nghiệp chỉ trông đợi nguồn tiền hỗ trợ của Nhà nước, nhưng khi nhận được chỉ hỗ trợ lại một phần cho người lao động, thậm chí đóng cửa ngay, trốn mất.
“Chúng tôi phải đối diện việc mỗi ngày người dân lên các công ty chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng để khiếu nại. Đây là hậu quả việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước thiếu hiệu quả, khiến người dân lãnh đủ. Số tiền thiệt hại rất khổng lồ, cũng tác động chung đến sự ảm đạm của nền kinh tế”, bà Châu nói.
Chia sẻ vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hải Nam (đoàn Thừa Thiên – Huế), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá tình hình rất khó khăn, “chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa gồng hết sức, đã cố gắng hạ lãi suất nhưng tiếp cận tín dụng vẫn hết sức khó khăn”.
Theo ông Nam, ngân hàng nói cố gắng hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp cho biết với mức lãi suất đó vẫn rất khó. Không chỉ khó thủ tục tiếp cận mà một số ngân hàng thương mại thu phí khác, gợi ý một số dịch vụ khác như là bảo hiểm