Giá đất Đồng Nai khoảng 3-4 năm gần đây liên tục tăng, điều đó làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp (DN) đang muốn đầu tư trên mọi lĩnh vực. Đặc biêt, nhà đầu tư càng khó khăn hơn đối với các dự án phải thu hồi diện tích đất lớn của người dân. Giá đất tăng cao, nhiều Doanh Nghiệp lo lắng.
Từ nay đến năm 2030, dự kiến có hơn 5000 công trình, dự án được triển khai bao gồm cả dự án được đầu tư bằng ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các DN đầu tư. Theo đó, tỉnh sẽ phải thu hồi vài chục ngàn ha đất của người dân cùng tổ chức để thực hiện.
Giá đất công nghiệp tăng phi mã
Hiện nay, Đồng Nai là một trong những địa phương có giá đất công nghiệp trong các khu/cụm công nghiệp tăng khá nhanh, dẫn đến nhiều DN có dự tính thuê đất để làm nhà xưởng phải tính toán kỹ để đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Đối với DN vừa và nhỏ thì việc thuê đất lại còn bị hạn chế do chi phí thuê đất tăng cao.
Khoảng 3-4 năm trước chỉ từ 90-120 USD/m2 thì đến năm 2021 tăng lên 150-160 USD/m2. Theo tính toán, để một DN nhỏ có thể thuê được đất rộng tầm 0,5-1ha trở lên sẽ phải chi thêm 5-12 tỷ đồng.
“Trong thời gian qua, hai khó khăn lớn nhất của DN vừa và nhỏ ở Đồng Nai là thiếu mặt bằng sản xuất và thiếu vốn. Trước đây, nhiều DN chọn làm nhà xưởng trong khu/cụm công nghiệp là do ít vốn. Nay tình hình dịch bệnh lại thêm giá đất tăng cao sẽ khiến nhiều DN nhỏ và vừa khó càng thêm khó, khi muốn sỡ hữu diện tích đất lớn trong khu/cụm công nghiệp để mở rộng quy mô” – ông Châu Minh Nguyện, phó chủ tịch Hiệp hội Đồng Nai thông tin.
Không chỉ riêng Đồng Nai mà các tỉnh, thành phố lân cận như: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu giá đất cũng đang leo thang. Do vậy, các khu công nghiệp của tình hầu hết là doanh nghiệp FDI (vốn đầu tư nước ngoài) thuê, dự án có vốn đầu tư trong nước rất ít. Tuy nhiên, tỉnh có lợi thế về nhiều mặt, trong đó phải kể đến hạ tầng kết nối giao thông thuận lợi và còn mở rộng phát triển trên mọi mạng lưới giao thông để rút ngắn thời gian, chi phí.
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho hay: “Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến các DN nhưng Nestlé Việt Nam vẫn đầu tư 132 triệu USD xây dựng nhà máy mở rộng dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa) nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến dòng cà phê chất lượng cao cung ứng cho thị trường trong nước và thế giới. Nestlé chọn mở rộng đầu tư vào Đồng Nai là các nhà máy hoạt động khá hiệu quả và có giao thông thuận lợi”.
Nhiều dự án gặp khó khăn
Việc Đồng Nai đấu giá một số khu đất có lợi thế với giá cao từ 30-45 tỷ đồng/ha bên cạnh mặt tích cực vẫn còn nhiều ảnh hưởng. Tỉnh sẽ thu thêm được một khoảng tiền để đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn, điều đó cũng đồng thời khiến giá đất ở những khu vực lân cận tăng cao.
Như vậy, các DN đang dự tính đầu tư vào các dự án ở Đồng Nai sẽ bị cản trở bởi giá đất có thể sẽ bị đội lên gấp nhiều lần so với dự tính ban đầu nếu phải bồi thường giải phóng mặt bằng. Song, chính người dân bị thu hồi đất cũng sẽ dựa vào những khu đất đã đấu giá hoặc giá thổi phồng bởi “cò” để yêu cầu bồi thường, điều đó khiến cho công tác bồi thường bị kéo dài.
Chủ tích HĐQT Công ty CP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 (D2D) cho biết: “Giá đất bị đẩy tăng quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các DN đang hoặc sắp triển khai dự án tại Đồng Nai. Nếu người dân có đất bị thu hồi yêu cầu giá cao như ngoài thị trường đang bị thổi lên sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư. Việc này có thể khiến cho các dự án bị kéo dài hơn so với lộ trình nếu không hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng”
Ông Nguyễn Hồng Quế, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai tỉnh nhận xét, giá đất tại Đồng Nai những năm gần đây tăng nhanh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của nhiều dự án vì giá bồi thường đội lên cao, các DN phải tính toán lại chi phí đầu tư. Phía người dân khi thấy giá đất “sốt” sẽ yêu cầu tăng tiền bồi thường với diện tích đất phải thu hồi.
>>> Xem thêm:
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine tác động đến thị trường Bất động sản