Những tuyến giao thông kết nối trọng điểm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Giao thông di chuyển, kết nối: Nếu như trước đây chúng ta đi từ TP HCM đến Vũng Tàu chỉ có 2 con đường chính. Đường thứ nhất là đi từ quốc lộ 1A đến ngã 3 vũng tàu rồi rẽ phải vào quốc lộ 51 và chạy thẳng đến thành phố Vũng Tàu. Con đường này dài khoảng 125km và mất từ 2.5 đến 3 giờ di chuyển. Con đường thứ 2 là chúng ta đi từ phà Cát Lái qua Nhơn Trạch và đi dọc theo trục đường 25B đến quốc lộ 51 thì rẽ phải và chạy thẳng đến thành phố Vũng tàu. Nếu đi theo con đường này bạn sẽ mất từ 2 đến 2.5 giờ để trải qua 100km.
Tuy nhiên năm 2015 đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được hoàn thành với số vốn lên đến 20.620 tỷ đồng được đưa vào sử dụng. Tuyến đường này có chiều rộng mặt đường lên đến 27.5m bao gồm 4 làn xe và tốc độ tối đa được lưu thông là 120km/h. Nhờ vậy mà khi di chuyển từ TP HCM đến Vũng Tàu rút ngắn lại còn 95km và chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút đi xe.
Cao tốc Long Thành – Bến Lức:
Dự án đường cao tốc này được khởi công vào tháng 7/2015 và được hoàn thành vào cuối năm 2018. Tuyến đường cao tốc này sẽ kết nối từ Bến Lức – Cần Giờ – Nhơn Trạch và Long Thành lại với nhau. Từ đó giúp chúng ta di chuyển từ Bến Lức đến Vũng Tàu chỉ còn 120km, mất 2 đến 2,5 giờ di chuyển và làm giảm sự quá tải cho đường Quốc lộ 1A.
Cầu Cát Lái:
Cầu Cát Lái được hoàn thiện sẽ giúp quá trình di chuyển từ TP HCM đến Vũng Tàu thuận tiện hơn rất nhiều và rút ngắn quãng đường còn 100km, mất khoảng 2 giờ di chuyển.
Cao tốc Biên Hòa – Sân bay Long Thành – Vũng Tàu:
Dự án này được khởi công vào cuối năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Tuyến đường này sẽ được xây dựng song song cùng với sân bay quốc tế Long Thành. Đây là tuyến đường cao tốc vô cùng quan trọng kết nối giữa Vũng Tàu và sân bay Long Thành. Tuyến đường cao tốc này sẽ được kết hợp với tuyến đường sắt trên cao và đưa du khách trực tiếp từ sân bay đến thẳng khu du lịch của thành phố Vũng Tàu.
Tuyến đường Cao tốc Biên Hòa – Sân bay Long Thành – Vũng Tàu có tổng chiều dài 46.8km với tổng vốn đầu tư lên đến 14.737 tỷ đồng. Đường cao tốc được xây dựng với 6 làn xe và tốc độ tối đa lên đến 100km/h.
Dự án mở rộng quốc lộ 51:
Dự án mở rộng đường Quốc lộ 51 có tổng số vốn đầu tư là 3.313 tỷ đồng. QL 51 sẽ mở rộng lên 32.9m từ đó giúp tăng tải lượng lưu thông và giảm sự ùn tắc cũng như quá tải của các dòng xe trên con đường này. Sau khi nâng cấp mở rộng thì quốc lộ 51 có tốc độ thiết kế tối đa lên đến 80km/h.
Dự án đường sắt từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Long Thành:
Tuyến đường sắt kết nối trực tiếp từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay quốc tế Long Thành được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian cũng như thuận lợi cho quá trình di chuyển cũng như gửi hàng hóa từ Long Thành về TPHCM và chiều ngược lại.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành:
Đây là dự án hạ tầng mà Vũng Tàu được hưởng lợi rất nhiều. Sân bay Long Thành được xây dựng trên tổng diện tích là 5000 ha nằm ở Long Thành – Đồng Nai. Dự án đã được khởi công từ đầu năm 2019 và dự kiến đưa vào khai thác năm 2025. Sân bay Long Thành có công suất đạt 100 triệu khách/năm và đạt 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Xây dựng Sân Bay Long Thành là dự án quan trọng giúp Vũng Tàu đồng bộ được hạ tầng giao thông và mang đến rất nhiều những lợi ích dễ dàng nhìn thấy được. Từ khu du lịch Vũng Tàu đến sân bay Long Thành mất khoảng 20 phút di chuyển, đây cũng là cơ hội để Vũng Tàu đón tiếp lượng du khách đông đảo từ trong và ngoài nước trong thời gian tới.
Kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến năm 2025, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ dần hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của địa phương.
Xác định hạ tầng giao thông là đòn bẩy cho sự phát triển nên Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang huy động nhiều nguồn lực để hoàn thiện hàng loạt dự án giao thông từ nội tỉnh đến liên tỉnh.
Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh này, ngoài tăng tốc hoàn thiện mạng lưới giao thông nội tỉnh, từ nhiều năm nay, tỉnh BR-VT cũng xác định giao thông kết nối (liên tỉnh, liên vùng) là vấn đề sống còn trong phát huy và khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hiện địa phương gấp rút lên phương án để phối hợp triển khai cùng lúc 3 dự án lớn mang tính liên kết vùng là đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An, đường vành đai 4. Ðây là các dự án sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51, kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Long Thành về TP HCM và các địa phương khác.
Liên quan đến dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, đã ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KH-ÐT) về dự án giai đoạn 1. Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, địa phương đã đề nghị Bộ KH-ÐT xem xét, trình Chính phủ bố trí 100% vốn ngân sách đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, giai đoạn 1 theo phương thức đầu tư công thay vì đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) như trước đó và thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối giao thông, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ các khu kinh tế công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khi kết hợp cùng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Cùng với kiến nghị đẩy nhanh dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, UBND tỉnh BR-VT mới đây có văn bản xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) hướng dẫn xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cầu Phước An bắc qua sông Thị Vải nối BR-VT và Ðồng Nai.
Cùng với đó, Sở GTVT sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh BR-VT kiến nghị Thủ tướng, các bộ, ngành xem xét sớm có giải pháp về nguồn vốn để đầu tư đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu. Ðồng thời kiến nghị Bộ GTVT bổ sung tuyến đường sắt kết nối từ Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương, Ðồng Nai vào tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu để vận chuyển hàng hóa ra khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải.
Ngoài ra, theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong tương lai gần BR-VT sẽ có 3 sân bay. Trong đó, sân bay Côn Ðảo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cảng hàng không đạt cấp 4C,vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự (sân bay quân sự cấp II) có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm, diện tích đất dự kiến 141 ha, chi phí đầu tư khoảng 2.300 tỉ đồng. Dự án thuộc danh mục các mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư là Bộ GTVT.
Ðối với dự án sân bay chuyên dùng Ðất Ðỏ (sân bay Hồ Tràm) đã được Bộ Quốc phòng ban hành quyết định phê duyệt vị trí tại 2 xã Láng Dài và Lộc An, do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư. Dự án này có vốn đầu tư khoảng 4.250 tỉ đồng, quy mô cảng hàng không cấp 4C với một đường băng dài 2.400 m, rộng 45 m, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay hoàn chỉnh; khu nhà ga hành khách, đài kiểm soát tại sân bay, công trình phụ trợ kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật…
Dự án sân bay Gò Găng được xây dựng trên tổng diện tích 248,5 ha với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.000 tỉ đồng. Tỉnh BR-VT đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và đang đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh BR-VT có 1.613 km giao thông đường bộ bao gồm 3 tuyến quốc lộ 51, 55, 56 với tổng chiều dài 129 km, 306 km tỉnh lộ, 473 km huyện lộ, 661 km đường đô thị và 44 km đường chuyên dụng. Trong giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh đã đầu tư mới, cải tạo nâng cấp 413 km đường bộ.
Sự bứt phá bùng nổ của bất động sản của Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí nằm ở cửa ngõ đi ra biển Đông của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thuộc khu trọng điểm kinh tế phía Nam. Tuy nhiên trước đây so với các tỉnh lân cận như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… thì bất động sản tại Vũng Tàu khá yên ắng và không được chú ý nhiều. Tuy nhiên trong vài năm đổ lại đây nhờ sự đồng bộ về hạ tầng giao thông, sự đầu tư bài bản về du lịch, tiềm năng vàng từ vị trí địa lý đã giúp bất động sản Vũng Tàu thật sự bùng nổ và tạo nên cơn sốt được các ông lớn trong ngành hướng đến.
Việc bất động sản Vũng Tàu tạo ra cơn sốt được đánh giá là do thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng do rất nhiều các yếu tố tạo thành cụ thể như:
Hàng loạt các tuyến đường trọng điểm được quy hoạch và xây dựng giúp cho việc di chuyển từ TP HCM đến Vũng Tàu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra việc quy hoạch đồng bộ hạ tầng giao thông và xây dựng sân bay Long Thành giúp Vũng Tàu tiếp cận được với số lượng khủng du khách từ trong và ngoài nước.
Bên cạnh hạ tầng giao thông thì tiềm năng từ vị trí địa lý, tiềm năng từ sự ưu ái của thiên nhiên và hơn hết là từ quá trình quy hoạch, đầu tư, xây dựng nghiêm túc của tỉnh để biến Vũng Tàu thành khu du lịch biển cao cấp bậc nhất tại nước ta chính là mấu chốt mang đến sự phát triển bùng nổ của Vũng Tàu hiện tại và trong thời gian tới.
Nếu như trước đây Vũng Tàu chỉ là bãi biển đẹp với các nhà hàng khách sạn bình dân và thiếu trầm trọng các khu nghỉ dưỡng cao cấp khiến lượng khách lưu trú thấp hơn hẳn so với các khu du lịch khác. Tuy nhiên hiện nay các ông lớn nổi trội đã từng bước góp mặt tạo nên những dự án nghỉ dưỡng cao cấp giúp các nhà đầu tư và du khách có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.
Nguồn: Tổng hợp