George Soros: Trong đầu tư, hãy im lặng mà làm

Những nhà đầu tư bậc thầy, hầu như hoặc rất ít khi nói với bất kỳ ai về những việc họ đang làm. George Soros là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng là khôn ngoan nhất thế giới, ông nổi tiếng với những thương vụ giao dịch khổng lồ trên thị trường tiền tệ. Một phần đến từ việc ông luôn kín như bưng những gì ông sẽ làm, ông cho rằng việc giữ bí mật những việc mình đang làm là thói quen cũng như là phương pháp cơ bản để đầu tư thành công.

Triết lý đầu tư trong im lặng của George Soros

“Hãy học cách giữ kín thông tin về việc đang làm và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, thay vì lặp lại các sai lầm đó” Một trong những triết lý đầu tư của “thiên tài bán khống” George Soros

George Soros sinh ra ở Hungary năm 1930. Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Năm 1947, Soros rời quê hương để di tản sang Luân Đôn một mình, bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư. Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros vào học tại Học viện Kinh tế – Chính trị London (London School of Economics) và tốt nghiệp năm 1952 . Sau giờ học, ông còn làm thêm rất nhiều nghề chân tay vất vả phụ giúp gia đình đang sống bằng trợ cấp cầm cự qua ngày tại Mỹ.

Năm 1956, Soros đã đoàn tụ với gia đình và nhập quốc tịch Mỹ. Ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD. Phương châm của Soros khá đặc biệt “Trong thế giới đầu tư, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền” .

Thời điểm những năm đó, sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực buôn bán chứng khoán , ông thành lập công ty quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu USD. Ba năm sau đó, ông đã tăng ngân sách của mình lên 100 triệu USD. Năm 1992 , ông thu được một món lợi lớn từ sự sụt giá của đồng bảng Anh , và đã thu lợi tới 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần. Đồng thời cũng trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Soros thu lợi hàng tỷ đô la nhờ bán khống.

Ông cũng chính là chủ của Soros Quantum Fund nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới với tỷ suất lợi nhuận bình quân lên tới từ 30% – 50% trong thời gian làm lãnh đạo. Bên cạnh đó, George Soros còn là một nhà từ thiện hào phóng bậc nhất thế giới.

Vốn là một người kín đáo, Soros muốn thông tin về công ty của mình càng ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng tốt. Tháng 6/ 1981, khi ảnh của ông được đăng trên tạp chí Institutional Investor cùng với lời mô tả là “có nét bí ẩn như một chuyên gia ảo thuật, một người cô độc không bao giờ để lộ hành tung, thậm chí còn giữ khoảng cách với các cộng tác của mình.”

Đội ngũ nhân viên của Soros bị nghiêm cấm tiết lộ với báo giới bất cứ thông tin gì nếu chưa được ông cho phép. Kết quả là không mấy người biết về những việc làm của Soros trên thị trường tiền tệ. Chỉ đến khi mọi việc đâu vào đấy, khi ảo thuật gia Soros đã hoàn thành xong phần trình diễn và buộc phải ló mặt, thì trò chơi đã kết thúc.

Soros không muốn bất kỳ ai nghe về dự định tương lai của mình. Ông nói: “Bạn đang giao dịch với một thị trường, thế nên bạn phải giấu tên tuổi của mình”. Và ông sẽ lẳng lặng mà thực hiện từ việc mua vào, giữ lại hay bán non cổ phiếu nào.

Phi vụ nổi tiếng, phá sập ngân hàng Anh là một trường hợp tiêu biểu. Dự đoán đồng bảng Anh sẽ mất giá, Soros đã bán non 7 tỷ đô la bằng đồng bảng Anh. Sở dĩ có thể thực hiện một giao dịch khổng lồ như vậy, là do thói quen im lặng mà đầu cơ.

Nếu có nhiều người biết đến, chắc chắn họ cũng nhảy vào như ông kéo theo giá cả tăng hoặc phần thưởng sẽ bị chia nhỏ ra. Dù thế nào thì kết quả cũng đều tệ. Vì vậy, Soros giữ bí mật mọi việc và khi ngày thứ tư đen tối đến, ông kiếm được khoản lợi nhuận 2 tỷ đô la, trong khi Ngân hàng Anh điêu đứng vì thua lỗ.

Vì vậy, lý do khiến Soros hành động thận trọng là nếu người khác phát hiện ra những gì ông đang làm, họ sẽ đổ vào thị trường, kéo theo giá cả sẽ thay đổi và có thể trở nên bất lợi. Tác hại của việc phổ biến thông tin có thể còn nặng hơn đối với những giao dịch mua bán lớn. Nhưng kể từ khi nổi tiếng với phi vụ tiền tệ làm chao đảo hệ thống ngân hàng nước Anh và từ đó được biết đến nhiều hơn với biệt danh “người phá sập Ngân hàng Anh”, Soros bắt đầu một cách thường xuyên bị người khác dò hỏi về quan điểm đầu tư. Tuy vậy, những ý tưởng và khám phá hái ra tiền luôn là quyền sở hữu độc quyền mà Soros không muốn chia sẽ.

Có thể thấy được cơ hội trong khó khăn là đặc điểm vẽ lên bức chân dung một nhà đầu tư khôn ngoan như Soros. Tận dụng vai trò người nổi tiếng mà ông bị đẩy vào, Soros có thể tiếp cận và nói chuyện với nhiều nhân vật thành công khác như các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà môi giới và nhà quản lý tại các công ty lớn.

Ông làm vậy để có thể biết thêm thông tin từ thị trường, nhưng lại không hỏi quan điểm của họ vì ông đã có ý kiến riêng. Như tại một bữa tiệc tối, có vị khách đã tiến gần lại Soros và hỏi xin lời khuyên để đầu tư. Bầu không khí bắt đầu thay đổi, trong chớp mắt, Soros trở nên lãnh đạm. Ông hỏi người khách: “Anh có bao nhiêu tiền?”.

Người khách bắt đầu cảm thấy không thoải mái trước một câu hỏi thiếu tế nhị như thế nên đã lảng tránh trả lời bằng cách hỏi ngược lại Soros: “Thế ông có bao nhiêu?”. Soros lạnh lùng đáp: “À đó là chuyện của tôi. Nhưng tôi không bao giờ hỏi ông rằng tôi nên làm gì với chúng”.

Các phương pháp mà phù thủy Soros đưa ra được đúc kết ngắn gọn như sau:

1. Nói “không” với các khoản nợ lớn. Đối với bậc thầy Soros, ông luôn bảo toàn quan điểm hầu hết những NĐT thành công thường là những người có ý định đầu tư lâu dài và chuyên tâm vào những cổ phiếu đã chọn. Họ dần có thói quen bỏ ra lượng tiền ít hơn vốn đang có để đầu tư và tránh xa việc vay nợ. Đầu tư một cách căn cơ sẽ tạo ra lợi nhuận trong dài hạn, trong khi vay nợ để đầu tư mang lại kết quả ngược lại.

2. Tuy nhiên quan điểm của ông cũng không có nghĩa những nhà đầu tư huyền thoại không bao giờ dùng chiến thuật đòn bẩy (leverage) nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ quá trình đầu tư của họ. Bậc thầy khuyên các NĐT khi tham gia vào thị trường hãy luôn tuân thủ các quy định tự đề ra nghiêm ngặt ngay từ đầu, như việc thoát khỏi thị trường ở một mức giá được đặt ra ngay từ khi mua cổ phiếu.

3. NĐT nên rót vốn vào những trường hợp rủi ro được đánh giá thấp hơn mức trung bình trên thị trường. Giữ cho các khoản phí giao dịch và thuế ở mức thấp cũng là một nguyên tắc. Qua thời gian, đồng vốn ở những cổ phiếu tốt sẽ sinh lời, và lượng vốn càng được duy trì ổn định, lợi nhuận càng có thể tăng cao. Dường như bậc thầy George Soros không thích liên tục đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán và rải tiền từ hết doanh nghiệp này đến công ty kia để phân tán rủi ro, mà chỉ tập trung vào những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng. Cùng lúc, ông chỉ đầu tư vào những vị thế giao dịch mà ông thấy thực sự hiểu biết và liên tục tìm kiếm các lựa chọn mới.

Một khi đã tìm được các lựa chọn như vậy, thông thường là tài sản bị đánh giá thấp hơn giá trị thực, lúc đó việc NĐT cần làm là sẽ mua đến hết khả năng nhằm tối đa hóa lợi nhuận về sau.

4. Liên tục tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới đáp ứng được các tiêu chuẩn của mình, đồng thời thực hiện công việc nghiên cứu một cách tích cực. Cơ hội luôn ở xung quanh ta mỗi thời điểm, đừng bao giờ bỏ lỡ, hãy chú trọng việc học hỏi quan sát hàng ngày và mạnh dạn vào lệnh khi cảm thấy chắc chắn.

5. Trong đầu tư, hãy cứ im lặng mà làm! Đầu tư chính là bản thân mỗi cá nhân đang giao dịch với cả một thị trường lớn, thế nên ta không cần phải khoa trương danh mục của mình. Hãy học cách giữ kín thông tin về việc đang làm và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, thay vì lặp lại các sai lầm đó

Trong thực tế cũng vậy, chả ai có lãi, đầu tư hiệu quả mà lại suốt ngày khoe khoang, chia sẻ này nọ đâu. Nếu họ thực sự thành công, họ sẽ im lặng mà hưởng thụ. “Của ngon phải giữ làm của riêng”. Còn những người suốt ngày lên mạng hô hào, khoe lãi thì đa phần chỉ là những môi giới, họ đứng giữa ăn hoa hồng là chính. Khi nào lãi thì họ khoe ra, lỗ thì lại ỉm đi, chẳng ai biết đó là đâu.

Do vậy, muốn thành công bạn chỉ có thể tự dựa vào sức của chính mình và hãy cứ “im lặng mà làm”.

Chúc các bạn đầu tư thành công!

Thông tin Hayhomes
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0